Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng đơn giản nhất

15/11/2018 | Sơn Thịnh

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng

 

Đồng hồ vạn năng là thiết bị không thể thiếu đối với những người thợ điện, điện tử hiện nay. Nó như cánh tay phải hỗ trợ các anh/chị thợ, sửa chữa các linh kiện, máy móc một cách nhanh nhất. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều hang khác nhau, tuy nhiên nó đều  có cách thức hoạt động giống nhau. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách sử dụng đồng hồ vạn năng của hang Kyoritsu trong bài viết sau đây. Các bạn tham khảo và cùng tham gia góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

Đồng hồ vạn năng với các chức năng chính là đo điện áp, đo dòng điện, điện trở, tụ, diot, thông mạch …Với nhiều chức năng nên được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề kỹ thuật. Và trên cơ sở chức năng, ta có thể chia đồng hồ vạn năng làm 2 loại: đồng hồ vạn năng điện tử hay đồng hồ vạn năng hiển thị số, đồng hồ vạn năng cơ hay đồng hồ vạn năng hiển thị kim. Tôi sẽ hướng dẫn qua cách đo của 2 loại đồng hồ vạn năng như sau.

A. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử hay đồng hồ vạn năng hiển thị số

Đồng hồ vạn năng điện tử là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với nhưng ưu điểm đo nhanh, độ chính xác cao, dễ vận hành. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng, giúp người đo dễ dàng đọc, tránh sai số.

Đồng hồ vạn năng kyoritsu 1009 giá rẻ

1.Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo dòng điện.
Sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện một chiều (A.DC)và dòng điện xoay chiều (A.AC).

Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều

Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .

Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.

Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.

Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm

Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.

Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình đồng hồ.

2. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện áp.

 

Bước 1: Để đồng hồ ở thang V- để đo điện áp một chiều và V~ để đo điện áp xoay chiều.

Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+).

Bước 4: Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V (AC.V) lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.

Bước 5: Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Nếu đo DC.V thì đặt que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao, nếu đo AC.V thì không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ.

Bước 6: Đọc kết quả trên màn hình.

3. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở.
Các bước thực hiện:

Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.

Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.

Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác.

Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

4. Sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử kiểm tra thông mạch

Kiểm tra thông mạch:

Để đồng hồ ở thang đo thông mạch.

Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.

Chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại.

 

 

B. Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng cơ hay đồng hồ vạn năng hiển thị kim

Đồng hồ vạn năng kim tuy được sử dụng ít hơn nhưng được các thợ lâu năm lại tin dung. Vì nó có độ bền cao, chi phí thấp. Đo sống chết các linh kiện nhanh.

Đồng hồ vạn năng kim kyoritsu 1109s giá rẻ

1.Sử dụng đồng hồ vạn năng kim đo dòng điện một  chiều DC.

a. Chú ý:

- Phạm vi đo được của đồng hồ lớn nhất là 250mA.

- Các đầu đo của đồng hồ phải được kết nối chắc chắn với mạch điện cần đo. Nếu kết nối chập chờn có thể phát sinh những xung điện gây nguy hiểm cho mạch hoặc đồng hồ đo.

- Không bao giờ thực hiện đo điện áp với các thang đo dòng điện. Các cầu chì có thể bị nổ hoặc hỏng đồng hồ.

- Đặc biệt là khi có điện áp cao hơn 250V được đặt vào thang đo dòng điện, cầu chì có thể không bảo vệ được mạch điện bên trong, nhiều linh kiện sẽ bị hỏng.

 

b. Cách thực hiện:

- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

- Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A - 250mA.

- Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.

- Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương  (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm

- Bật điện cho mạch thí nghiệm.

- Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.

Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.

Tức là bắt đầu từ thang lớn nhất, sau đó giảm dần thang đo đến khi chọn được thang lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị dòng điện cần đo.

- Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Tức là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ đó .

 

2. Sử dụng đồng hồ vạn năng  kim đo điện áp.

 

a. Chú ý:

- Khi điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.

- Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.

- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.

- Để đồng hồ ở thang đo một chiều mà đo điện áp xoay chiều, kim chỉ thị sẽ không lên, tuy nhiên dòng qua đồng hồ lớn có thể làm hỏng đồng hồ.

b. Cách thực hiện

- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

- Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.

- Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao.

3. Sử dụng đồng hồ vạn năng kim  đo điện trở.

a. Chú ý:

- Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.

- Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức (Bảng 1.2).

- Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.

- Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.

b. Cách thực hiện:

- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

- Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.

-  Giữ nguyên thang đo này, bỏ điện trở, chập que đo vặn núm chỉnh 0ΩADJ để kim chỉ ở điểm 0 động.

-  Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác. 

4. Sử dụng đồng hồ vạn năng kim  kiểm tra thông mạch

Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo Ohm và chọn giá trị X1. Sau đó đưa hai que đo vào hai đầu dây dẫn nếu kim lên là thông mạch còn kim không lên là bị đứt.

 

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử và đồng hồ vạn năng kim để đo các thông số cơ bản. Ở bài viết này chúng tôi chỉ trình bày qua đơn giản các bước thực hiện. Các bạn muốn xem chi tiết từng cách đo thông số cụ thể với model cụ thể thì có thể xem ở các bài viết sau. Xin cảm ơn các bạn đã đọc và cùng góp ý với chúng tôi.